Tin tức

Đọc sách – Cách để giúp trẻ tránh xa thiết bị điện tử

Đầu tiên, bố mẹ cần hiểu là thiết bị điện tử nói chung hay điện thoại thông minh là không xấu, nhưng những tác động xấu của chúng là có thật, đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi, khi bé chưa đi học. Đọc sách chính là cách mà bố mẹ có thể rèn luyện cho trẻ và giúp trẻ tránh xa thiết bị điện tử.
Theo nghiên cứu tại Việt Nam:
  • 78% trẻ đô thị dưới 6 tuổi sử dụng thiết bị số và không nhằm mục đích học tập
  • 19% trẻ dưới 3 tuổi tiếp cận thiết bị số, 59% trẻ từ 3-5 tuổi sử dụng thiết bị thông minh.
  • Đa số trẻ ở độ tuổi từ 3-5 sử dụng thiết bị số để chơi trò chơi, nghe nhạc thiếu nhi, xem phim hoạt hình.

Bố mẹ có thể làm gì?

Đơn giản nhất, chính là hướng sự chú ý của con đến những thói quen tích cực hơn: Đọc sách và học ngoại ngữ. Đặc biệt khi con còn nhỏ, việc đọc sách sẽ giúp con phát triển mạnh mẽ hơn cả về não bộ và ngôn ngữ.
Hiểu được điều đó, San Hô muốn đồng hành cùng bố mẹ mang một món quà đặc biệt đến cho các con: Bộ sách song ngữ Chú Cáo Tinh Nghịch và Bộ sách Cánh Cụt Nhỏ.
Bộ sách song ngữ cho bé Chú cáo tinh nghịch

Bộ sách song ngữ cho bé Chú cáo tinh nghịch phù hợp với trẻ 3 – 7 tuổi

Bộ sách Cánh Cụt nhỏ phù hợp với trẻ từ 4 – 10 tuổi

Giá trị thực sự của bộ sách:
  • Thuộc bộ sách thiếu nhi bán chạy số 1 tại Mỹ, đã bán hơn 140 triệu bản.
  • Giúp bé phát triển vốn từ vựng và phát âm theo phương pháp chuẩn châu Âu.
  • Sách phù hợp với bé 2 – 5 tuổi, bìa sách cứng cáp dày dặn để bé tha hồ lật giở, cầm nắm.
  • Cùng bố mẹ thực sự hiện diện và tương tác cùng con.

Tips hướng dẫn trẻ đọc sách cho những bố mẹ bận rộn

Nghiên cứu chỉ ra rằng, đọc sách cho trẻ từ sớm sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ và việc học thuận lợi hơn. Bố mẹ đọc sách thể hiện sự quan tâm đến trẻ nhỏ, giúp kết nối với trẻ và mở khoá sự tự tin trong trẻ.

Tip 1: Tập trung vào những gì bố mẹ có thể làm

Thỉnh thoảng, với tư cách là bố mẹ, chúng ta có thể cảm thấy đang làm việc rất chăm chỉ để lấp đầy mọi thứ. Tuy nhiên lại quên mất bỏ ra một chút thời gian để đọc sách và chơi với con mình mà chẳng biết rằng, chỉ cần một vài điều đơn giản cũng có thể tạo nên sự khác biệt.

Bố mẹ có thể thử:

  • Nói chuyện với giáo viên hoặc trợ lý giảng dạy của con về cách đọc của chúng. Họ sẽ có một số ý tưởng tuyệt vời và sẽ sẵn lòng giúp đỡ con khi ở trường.
  • Trao đổi với các bậc cha mẹ khác về những cuốn sách mà con họ thích và trao đổi ý kiến về những cuốn sách họ thấy phù hợp với con cái.

Tip 2: Cho trẻ đọc sách phù hợp với khả năng

Một số trẻ nhỏ gặp vấn đề với việc đọc vì chúng phải đọc những cuốn sách quá khó so với độ tuổi và sự phát triển của chúng vào thời điểm đó. Mỗi trẻ em có một nhịp độ phát triển khác nhau, bố mẹ có thể tìm những câu chuyện hoặc sách thiếu nhi phù hợp với khả năng của trẻ để hỗ trợ quá trình trẻ học tập đọc.

Bố mẹ có thể thử:

  • Khuyến khích trẻ lựa chọn cuốn sách mà mình thích – những cuốn sách kèm minh hoạ sinh động thươngf là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ bắt đầu tập đọc.
  • Tham khảo ý kiến từ thầy cô giáo của trẻ về thể loại và trình độ sách phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Đọc cho trẻ nghe những câu chuyện phức tạp và sách có nội dung khó nhằn hơn nếu trẻ muốn, bố mẹ có thể cho trẻ thử sức đọc một chút.
  • Cùng trẻ đọc những cuốn sách bé yêu thích nhiều lần. Sự lặp lại sẽ giúp trẻ học được nhiều từ mới và nhớ lâu hơn.

Tip 3: Thường xuyên dành thời gian cho trẻ

Bố mẹ thường xuyên tạo ra những khoảng thời gian thực sự hiện diện cùng trẻ, chơi cùng trẻ sẽ giúp trẻ nhìn thấy một thế giới muôn màu sắc thông qua những cuốn sách, câu chuyện, tạp chí. Đồng thời cả gia đình sẽ học được cách trân trọng thời gian sinh hoạt chung này.

Bố mẹ có thể thử:

  • Xây dựng thói quen có một khoảng thời gian đọc sách, kể chuyện trước giờ đi ngủ cho trẻ.
  • Tắt TV và điện thoại để cùng trẻ đọc sách.
  • Chia sẻ với trẻ về cuốn sách bố mẹ yêu thích khi còn nhỏ.
  • Nghĩ ra một câu chuyện hoặc kể cho con về bạn khi còn nhỏ, một câu chuyện đã xảy ra ở trường, ở nhà – Không cần phải luôn cầm một cuốn sách mới có thể kể chuyện cho con.

Tip 4: Dành thời gian để lắng nghe con

Sau một ngày làm việc bận rộn, bố mẹ cũng có thể dễ dàng bị cáu gắt và vội vã, nhanh nhanh chóng chóng đọc cho xong cuốn sách cùng con hoặc giục con đọc nhanh lên. Dù có cố gắng che dấu, trẻ cũng có thể nhận ra ngay. Thay vào đó, bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian để thực sự lắng nghe những gì con đang nói, không ngắt lời trẻ sẽ thể hiện sự tôn trọng của bố mẹ với khoảng thời gian này.

Bố mẹ có thể thử:

  • Lắng nghe bằng mắt cũng bằng tai – dành cho trẻ sự chú ý hoàn toàn khi họ nói hoặc đọc cho bạn nghe.
  • Lần lượt đọc các phần của câu chuyện cho trẻ.
  • Nói với trẻ một điều mà bạn thực sự thích thú khi nghe chúng đọc. Điều này sẽ khuyến khích trẻ đọc lại và rèn luyện việc tập đọc nhiều hơn.

Tip 5: Cân bằng giữa sự hoàn hảo và việc kết nối

Khi con bắt đầu tự tin đọc sách hơn, chúng vẫn có thể mắc sai lầm. Bố mẹ hãy tập khen ngợi con khi con làm đúng, không nên chỉ tập trung vào những lỗi sai của trẻ. Đồng thời, hãy xem lại các lỗi sai của trẻ và hướng dẫn để trẻ không mắc lại sai lầm đó.