Tin tức

Top 3 cuốn sách văn học kinh điển về người da màu

Top 3 cuốn sách văn học kinh điển về người da màu

Trong kho tàng văn học nhân loại, đã có không ít tác giả, nhà văn viết về vấn nạn phân biệt chủng tộc và lên tiếng bảo vệ người da màu. Những cuốn sách văn học kinh điển về chủ đề này có thể kể đến là các tác phẩm Túp lều bác Tôm (Uncle Tom’s Cabin), Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird) và Mắt nào xanh nhất (The Bluest Eye).

Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s Cabin)

Tiểu thuyết được nữ nhà văn Harriet Beecher Stowe ra mắt trong bối cảnh thế kỷ 19, khi chế độ chiếm hữu nô lệ còn tồn tại ở Mỹ. Tác phẩm kể về cuộc đời bác Tom – một người da đen bị tách khỏi gia đình, phải làm nô lệ nơi đất khách, chịu cảnh đối xử như thú vật và cuối cùng bị đánh chết tại một trang trại trồng bông ở miền nam nước Mỹ. Túp lều bác Tom đã trở thành cuốn sách đầu tiên phản ánh chân thực cuộc sống của những người nô lệ da màu trong xã hội cũ, gây chấn động toàn nước Mỹ tại thời điểm ra mắt. Sự ra đời của cuốn sách đã gián tiếp làm tăng thêm xung đột xã hội, dẫn đến sự kiện Nội chiến Hoa Kỳ – trận chiến làm thay đổi diện mạo nước Mỹ. Khi cuộc chiến kết thúc, tổng thống Abraham Lincoln đã kết thúc chế độ nô lệ, đón tiếp nhà văn Harriet Beecher Stowe và gọi bà là “người viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến vĩ đại”.

Túp lều bác Tom là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của thế kỷ 19 và là cuốn sách bán chạy thứ hai của thế kỷ đó, sau Kinh thánh. Cuốn sách được ghi nhận là đã giúp thúc đẩy nguyên nhân bãi bỏ trong những năm 1850. Trong năm đầu tiên sau khi nó được xuất bản, 300.000 bản của cuốn sách đã được bán tại Hoa Kỳ; Một triệu bản ở Vương quốc Anh.

Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird)

Ra đời vào năm 1960, Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird) vẫn được nhà văn Harper Lee lấy bối cảnh trước khi cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra. Câu chuyện được thuật lại qua lời kể của Scout – cô bé con sống cùng cha và anh trai tại hạt Maycomb, miền nam nước Mỹ. Dưới điểm nhìn hồn nhiên của một đứa trẻ, những vấn đề chủng tộc nhức nhối hiện lên một cách chân thực, đầy xót xa. Từ một vị luật sư được nhiều người mến mộ vì sự ngay thẳng, cha của Scout bỗng bị căm ghét khi đứng ra minh oan cho một người nô lệ da màu. Mặc cho sự phẫn nộ của cộng đồng, ông vẫn kiên quyết tìm lại công lý cho người nô lệ, dạy cho con bài học ý nghĩa: đừng bao giờ giết hại một con chim nhại vô tội.

Mắt nào xanh nhất (The Bluest Eye)

Mắt nào xanh nhất - tác phẩm văn học kinh điển về người da màu

Mắt nào xanh nhất thuộc tủ sách Giới được xuất bản bởi San Hô Books

Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả Toni Morrison (tên gốc: The Bluest Eye – 1970), kể về Pecola – một bé gái da đen lớn lên ở Lorain, Ohio (quê hương của tác giả) trong những năm sau cuộc Đại khủng hoảng. Pecola cầu nguyện cho đôi mắt của mình chuyển sang màu xanh, để con bé được yêu quý như tất cả những đứa trẻ da trắng, tóc vàng, mắt xanh ở Mĩ. Vào mùa thu năm 1941, năm cúc vạn thọ trong vườn của Breedloves không nở hoa, cuộc sống của Pecola thay đổi theo những cách đau đớn và tàn khốc.

Một cuốn sách, với ngôn từ phong phú và tầm nhìn táo bạo, tái hiện lại một cách sống động nỗi sợ hãi, sự cô đơn và bi kịch của một bé gái da đen, phơi bày hiện thực trần trụi về vấn đề phân biệt chủng tộc nhức nhối trong lòng nước Mỹ. Cho tới thời điểm hiện tại, Mắt nào xanh nhất vẫn là một trong những tiểu thuyết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và khó quên nhất của Toni Morrison. Sách sẽ sớm được nhà xuất bản San Hô Books phát hành trong năm 2022.