Tin tức

Cách để nuôi dưỡng sở thích đọc sách thiếu nhi của bé

Cách để nuôi dưỡng sở thích đọc sách thiếu nhi của bé

Kể từ khi mang thai, chắc hẳn bố mẹ nào cũng tìm đọc được những thông điệp về tầm quan trọng của việc đọc sách. Những lợi ích của việc đọc sách ở mọi giai đoạn phát triển của trẻ đều được ghi nhận và chứng minh qua thời gian. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng sở thích đọc sách thiếu nhi của bé, hãy cùng San Hô Kids tìm hiểu nhé.

BỐ MẸ HÃY ĐỌC SÁCH THIẾU NHI TRƯỚC

Muốn con bắt đầu đọc sách và yêu thích việc đọc sách, bố mẹ nên chính là tấm gương của trẻ. Nếu bạn đã lâu không rèn luyện thói quen đọc sách và đọc cho người khác nghe, đây chính là thời điểm để bạn bắt đầu lại việc đọc sách cùng con. Bố mẹ hãy dành riêng một khoảng thời gian để cùng con tương tác và đọc những cuốn sách yêu thích của mình và con, đều đặn hàng ngày

ĐỌC SÁCH THIẾU NHI CHO BÉ

Bố mẹ thường suy nghĩ rằng đến độ tuổi biết đọc, biết đi thì bé mới cần đọc sách thiếu nhi và phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, bố mẹ nên biết rằng ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể nhận thức được giọng nói hay âm vực của những người xung quanh. Trẻ sẽ tiếp nhận và trải nghiệm hết những câu chuyện đó và hình thành những phản xạ quen thuộc, sự ghi nhớ đối với âm thanh đó. Bố mẹ nên chú ý thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho trẻ ngay từ lúc này.

Bố mẹ đọc sách thiếu nhi cùng con

Bố mẹ đọc sách thiếu nhi cùng con

Bố mẹ hãy đọc to, đều đặn mỗi ngày với bất kỳ cuốn sách nào. Ở thời điểm này, thay vì nội dung, âm thanh giọng nói của bạn, nhịp điệu của câu chuyện mới là thứ quan trọng và in sâu vào tiềm thức của bé.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng từ mà trẻ sơ sinh tiếp xúc có tác động trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết. Một điều quan trọng khác là trẻ nên nghe trực tiếp, để âm thanh hướng vào trẻ. Việc cho trẻ xem ti vi hay sách nói đều không có tác dụng tương tự. Bố mẹ hãy lựa chọn những cuốn sách thiếu nhi có nội dung phù hợp để kể cho bé, tuy nhiên không nên giới hạn chủ đề và những cuốn sách hơi khó hơn so với tuổi của trẻ.

THEO DÕI CẢM XÚC CỦA BÉ KHI ĐỌC

Khi bé được tiếp xúc với sách, bé sẽ sử dụng tất cả các giác quan của mình để khám phá về nó. Bé sẽ sờ để cảm nhận sách, ngửi để biết mùi trang sách, chăm chú nhìn để phân tích hình ảnh minh hoạ của sách, lắng nghe âm thanh từ giọng kể của bố mẹ. Bất cứ hành động nào của bé cũng nên được bố mẹ thu vào tầm mắt, hãy quan tâm đến khán giả nhỏ này. Nhìn thì có vẻ như trẻ đang không thực sự tập trung hay lắng nghe, tuy nhiên tất cả những lời bạn nói, các bé đều đang tiếp nhận.

GIÚP BÉ NÓI CHUYỆN

Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu phát ra những âm thanh không rõ ràng để phản ứng lại câu chuyện bố mẹ kể. Đây là lý do tại sao nhiều sách thiếu nhi chứa các từ vô nghĩa hoặc âm thanh động vật để trẻ dễ bắt chước hơn. Hãy giao tiếp với trẻ và giúp bé tích cực phản hồi lại các âm thanh, sự vật nhiều hơn. Điều này sẽ giúp trẻ sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

sách thiếu nhi chứa các từ vô nghĩa hoặc âm thanh động vật để trẻ dễ bắt chước hơn

Sách thiếu nhi chứa các từ ngắn gọn, dễ phát âm thành tiếng để trẻ bắt chước

Khi trẻ ở tuổi mới biết đi, chúng sẽ tiếp thu tất cả những từ vựng và âm thanh mà mình nghe được: từ các con số và khái niệm toán học, màu sắc, hình dạng, động vật, đối lập, cách cư xử và tất cả các loại thông tin hữu ích về cách thế giới hoạt động. Hơn thế nữa, khi bố mẹ đọc to, con sẽ kết nối và liên tưởng những gì nghe được với âm thanh quen thuộc, hình thành sự sự gần với giọng nói của bố mẹ, xây dựng mối liên hệ sâu sắc.

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐỌC CỦA TRẺ

Khi con bạn thể hiện sự quan tâm đến các chữ cái và bắt đầu tìm ra các từ trên một trang sách, đó là lúc khả năng ngôn ngữ phát triển ở các độ tuổi khác nhau đối với những đứa trẻ khác nhau, ngay cả trong cùng một gia đình. Bé có thể khó nhận dạng các từ lúc ban đầu, sau đó là sự bùng nổ khả năng nghe hiểu nhanh chóng, sau đó là những bước nhảy vọt đều đặn hơn trong khả năng ngôn ngữ. Vì vậy bố mẹ đừng lo lắng mà hay từ từ cùng bé khám phá ngôn ngữ và giọng nói của chính mình.