Sách Lịch Sử Ngôn Từ Cho Trẻ Em

Người xưa tạo ra chữ viết và sử dụng ngôn ngữ như thế nào, ngày nay chúng ta giao tiếp với nhau ra sao? Mời em gặp gỡ các danh nhân tự cổ chí kim để cùng chiêm ngưỡng lịch sử thế giới qua từ ngữ và những phát kiến vĩ đại như bảng viết, giấy bút, sách vở! Kế đó, cùng hướng về tương lai với sự phát triển của ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ lập trình song song với sứ mệnh bảo tồn các ngôn ngữ bị đe doạ.

Với Lịch sử ngôn từ cho trẻ em – cuốn sách truyền cảm hứng cho những bộ óc sáng tạo đầy hiếu kì, em sẽ được thoả sức học hỏi về cách loài người chúng ta giao tiếp và tha hồ giải đố, làm thơ, chơi đùa cùng ngôn từ.

228,000 VNĐ

Thông tin sách

Hình thức

Kích thước

21.6 x 27.9 cm

Năm XB

Ngôn ngữ

Người dịch

Số trang

Tác giả

Tác giả

Mary Richards - Rose Blake

MARY RICHARDS là tác giả, hoạ sĩ minh hoạ sách nghệ thuật. Cô đã biên tập bản sách tranh cuốn sách nổi tiếng A History of Pictures for Children (tạm dịch: Nghệ thuật tranh cho trẻ em) của David Hockney.

ROSE BLAKE là nghệ sĩ, hoạ sĩ minh hoạ người Anh. Cô từng đạt giải D&AD Best New Blood và gần đây đã lọt vào danh sách rút gọn cho Giải thưởng tranh minh họa Thế giới. Cô tham gia vẽ minh hoạ cho nhiều dự án quốc tế trong nhiều lĩnh vực, từ quảng cáo, sách thiếu nhi đến thời trang. Ngoài ra, Rose Blake cũng tổ chức triển lãm tác phẩm nghệ thuật, thu hút đông đảo người đến xem.

Bách Khoa toàn thư về ngôn ngữ dành cho trẻ em.

Từ ngữ quan trọng đến thế ư? Sao con phải học từ ngữ nhỉ? Nếu không cần hoàn thành những bài tập làm văn trên lớp thì con có cần phải trau dồi từ ngữ của mình không? Mời ba mẹ và các con theo chân tác giả Mary Richards, Cú và Giun chu du trong thế giới của Lịch sử ngôn từ cho trẻ em. Ta sẽ cùng nhau khám phá sức mạnh diệu vợi của từ ngữ trong việc giao tiếp, gắn kết mọi người và chiêm ngưỡng nỗ lực của các bậc thầy ngôn ngữ trong việc biến chữ viết cùng ngôn từ thành nghệ thuật.

Bật mí một vài thông tin thú vị trong sách

  • Helen Keller (1880-1968) sinh tại bang Alabama, Hoa Kì. Bà mất thị giác cùng thính giác sau một trận ốm ngày nhỏ. Bà học giao tiếp bằng xúc giác, đánh vần các kí hiệu, rồi đến từ ngữ trên lòng bàn tay. Helen cũng học nói bằng cách chạm vào môi người khác khi họ nói, và học chữ Braille (hệ thống chữ nổi được thiết kế vào thập niên 1820 gồm các điểm nổi để người đọc cảm nhận). Sau này bà theo học Đại học Harvard, xuất bản rất nhiều đầu sách.
  • Chuyện kể vô cùng hữu ích! Nếu em đang buồn, một câu chuyện đầy hi vọng sẽ khiến em vui hơn. Nếu em đang định làm việc xấu, một câu chuyện có thể làm em suy nghĩ lại. Thời xưa, kể chuyện cho nhau nghe giúp gắn kết mọi người, ngay cả bây giờ vẫn vậy.
  • Ở Trung Quốc, người ta phát hiện chữ viết trên yếm, mai rùa cổ và xương động vật, gọi là “chữ giáp cốt”. Cụ thể, người xưa thường ném những mai, yếm rùa và xương thú khắc chữ này vào lửa, sau đó dựa vào vết nứt để bói toán.
  • Ở Nam Mĩ, người Inca ghi lại thông tin bằng nút thắt trên dây, gọi là quipu.
  • Giấy như ta biết ngày nay được phát minh ở Trung Quốc vào khoảng năm 100, làm từ thân cây nghiền ra rồi trộn với vải rách cùng nước. Trong nhiều năm, người ta bảo mật tuyệt đối công thức này, nhưng tới thế kỉ VIII nghệ thuật làm giấy đã lan truyền đến Nam Á, Trung Đông. Chẳng mấy chốc, kệ sách và thư viện được lấp đầy bởi hàng ngàn cuộn sách và bản thảo.
  • Thật thú vị làm sao khi nhiều công cụ viết của người xưa có chung tên gọi với các thiết bị điện tử trong gia đình ngày nay. Chẳng hạn như thời cổ đại, “tablet” vốn chỉ phiến đá hoặc phiến đất sét, trong khi ngày nay lại chỉ chiếc máy tính bảng ta dùng để chơi điện tử, xem TV, đọc sách, vẽ vời. Đôi khi chúng còn đi kèm với “stylus” – loại bút cảm ứng được đặt tên theo chiếc bút trâm cổ.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.